Đám cưới chạy tang là gì? Tổ chức cưới chạy tang ra sao?

Nội dung chính [Hiện]

Đám cưới chạy tang thực sự là một tình huống không mong muốn mà nhiều cặp đôi phải đối mặt. Tuy nhiên, đó không phải là điều hiếm gặp. Việc tìm hiểu về những phong tục và tập quán liên quan đến cưới chạy tang sẽ giúp các cặp đôi chuẩn bị tốt hơn khi họ phải đối mặt với tình huống này.

Thường thì một đám cưới đã được lên kế hoạch và dự tính trước ít nhất là sáu tháng trở lên. Tuy nhiên, đến gần ngày cưới, gia đình của cô dâu hoặc chú rể có thể đối mặt với việc một người thân đang gặp phải tình trạng đau ốm nặng. Hoặc trong một số trường hợp khác, đám cưới đã sắp xong chuẩn bị nhưng lại đột ngột có người thân qua đời hoặc đang ở trong tình trạng nguy kịch. Trong những trường hợp như vậy, hầu hết các gia đình sẽ lựa chọn hình thức cưới chạy tang. Cưới chạy tang, như tên gọi của nó, thực chất là tổ chức đám cưới hoàn chỉnh trước khi tiến hành tang lễ, để tránh sự chồng chéo giữa hai sự kiện quan trọng này. Bên cạnh đó nếu gia đình cả hai bên nếu có người mất trước khi tổ chức đám cưới thì phải chờ hết tang mới có thể tổ chức đám cưới đúng với phong tục của người Việt. 

Để hiểu hơn cưới về "cưới chạy tang" và cách tổ chức cũng như những điều cần kiêng kỵ. Chúng ta cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây được các chuyên gia tử vi, phong thủy của Tử Vi Hội Quán.

Nguồn gốc cưới chạy tang

Cưới chạy tang có nguồn gốc từ quan niệm cổ truyền, theo đó khi một người trong gia đình, đặc biệt là ông bà hoặc cha mẹ, đang ở trong tình trạng bệnh nặng và sắp qua đời, họ mong muốn được chứng kiến con cháu tổ chức đám cưới trước khi họ ra đi. Điều này được coi là một mong ước cuối cùng của họ, giúp họ yên lòng trước khi ra rời khỏi cõi đời. Theo quan niệm từ xa xưa, Nếu gia đình có ông bà, bố mẹ của cô dâu hay chú rể thì phải để tang 3 năm còn đối với người thân khác trong gia đình cũng phải chờ một khoảng thời gian nhất định mới được tổ chức lễ cưới.

Trong quan niệm dân gian, ông bà, cha mẹ bệnh nặng thường mong muốn thấy con cái kết hôn và thành gia thất trước khi họ qua đời. Việc tổ chức đám cưới trong thời gian ngắn, thậm chí là chỉ trong vài ngày, để ông bà, cha mẹ có cơ hội chứng kiến, được gọi là cưới chạy tang. Điều này được coi là một cách để làm hài lòng, yên lòng và mãn nguyện cho người thân sắp ra đi, đồng thời cũng là sự tri ân, lòng hiếu kính và tôn trọng đối với họ.

Cưới chạy tang là gì?

Đó là lễ cưới được thực hiện sớm hơn dự kiến nên được xem là “chạy” vì có đám tang của người thân như ông bà, cha mẹ, anh em ruột thịt sắp qua đời, hay vừa qua đời. Đám cưới này nếu hoãn thời gian sẽ tính bằng năm và rất lâu nên người nhà sợ tình cảm phai nhạt, hai người không thể đến với nhau.

Thông thường một lễ cưới đã được dự tính và lên kế hoạch trước ít nhất là 3 đến 6 tháng trở lên. Tuy nhiên, gần đến ngày cưới hay đột ngột thì gia đình cô dâu hoặc gia đình chú rể lại có người thân đau ốm nặng. Hoặc khi đám cưới đã được chuẩn bị gần xong thì cũng là lúc có người thân vừa qua đời, hoặc đang trong tình trạng nguy kịch, hầu hết các gia đình chọn hình thức cưới chạy tang. Cưới chạy tang thực chất là hình thức cưới tránh tang, tức là tổ chức hoàn tất đám cưới trước khi phát tang.

Tổ chức cưới chạy tang ra sao?

Tránh “ưu - hỷ trùng phùng” là một quan niệm từ xa xưa và vẫn còn đến tận ngày nay.

Theo nghi lễ truyền thống, trong gia đình chưa phát tang, không ai được phép khóc. Mặc dù hàng xóm có thể biết về tình hình nhưng họ không đến viếng cho đến khi gia đình chính thức phát tang. Ngoại trừ người thân ruột thịt và những người lân cận được coi là người nhà, họ mới có quyền được thăm viếng.

Trong quá trình chuẩn bị đám cưới chạy tang, cả hai gia đình cũng thực hiện các nghi lễ truyền thống như đưa dâu, đón dâu, yết cáo gia tiên, lễ tơ hồng... Tuy nhiên, các nghi lễ này thường được tiến hành với sự đơn giản, giới hạn trong phạm vi gia đình và một số thân nhân gần gũi. Khách mời đã được mời đến cũng được thông cảm trong trường hợp này và thường sẽ hiểu.

Sau khi lễ cưới đã được tổ chức và cô dâu, chú rể trở thành thành viên mới của gia đình, họ cũng sẽ phải chịu tang chế như mọi con cháu khác trong gia đình.

Trong trường hợp ngày cưới lại trùng với ngày có đám hiếu của nhà hàng xóm, lễ cưới vẫn có thể tiến hành nhưng cần hạn chế sự phô trương. Không nên bật nhạc to, tránh những trò vui nhộn, và tránh tình trạng khó xử khi có người khóc trong đám cưới trong khi người khác đang tới thăm viếng đám tang.

Một số kiêng kỵ trong đám cưới chạy tang

Tổ chức lễ cưới khi gia đình còn tang cần hạn chế về quy mô và giới hạn số lượng khách mời. Khi mở tiệc đãi khách, gia đình chỉ mời những người đặc biệt thân thiết. Khi tổ chức lễ thành hôn trên hội trường, bố mẹ của một trong hai nhân vật chính của nhà có tang sẽ không được lên trên sân khấu hay phát biểu trong lễ cưới như kịch bản thường thấy. Vì đại diện của một bên gia đình không thể xuất hiện nên để cân đối, bên đại diện còn lại cũng không lên sân khấu mà chỉ có cô dâu chú rể thực hiện nghi lễ kết hôn trong sự chứng kiến của người thân, bạn bè.
 
Tuy nhiên, hiện nay, suy nghĩ kiêng kỵ cũng dần thoáng hơn và việc tổ chức đám cưới khi nhà đang có tang cũng vì thế mà không khắt khe như cũ. Với cô dâu chú rể gặp đám tang là người ruột thịt, cách giải quyết có thể vẫn giữ nguyên lịch trình tổ chức cưới, nhưng cũng phải làm nhanh gọn.
 
Khi mở tiệc đãi khách tại khách sạn không được mời khách tới dự đám cưới rộng rãi, chỉ mời những người đặc biệt thân thiết. Khi tổ chức lễ thành hôn trên hội trường, bố mẹ của một trong hai nhân vật chính của nhà có tang sẽ không được lên trên sân khấu hay phát biểu trong lễ cưới như kịch bản thường thấy.Vì đại diện của một bên gia đình không thể xuất hiện để cân đối, bên đại diện còn lại cũng không lên sân khấu mà chỉ có cô dâu chú rể thực hiện nghi lễ kết hôn trong sự chứng kiến của người thân, bạn bè.

Nếu đôi uyên ương không có quan hệ ruột thịt với người quá cố, trong lễ cưới của họ, những người thân ruột thịt với người mới mất sẽ tránh tới tham dự.

Cưới chạy tang thời xưa và thời nay

Thời nay, mọi phong tục so với thời xưa, thời phong kiến đã có nhiều thay đổi. Các luật lệ, phong tục đều được đơn giản hóa, giảm bớt kiêng kỵ và khắt khe so với trước đây. Trường hợp cưới chạy tang cũng đã được thay đổi thoáng hơn như thế.

Trong trường hợp cô dâu chú rể có người thân qua đời thì thời nay họ sẽ xem mức độ người thân đó như thế nào mà quyết định cưới chạy tang ra sao.

Nếu trường hợp người thân bị mất là cô dì, chú bác, hay họ hàng xa thì thông thường đám cưới vẫn được tổ chức bình thường. Tuy nhiên, những người con cháu ruột thịt của người đã mất thường không được mời dự lễ cưới do họ đang để tang. Sau đám cưới, cô dâu chú rể mới đi viếng và thắp hương cho người bà con họ hàng đã mất.

Nếu trường hợp người thân bị mất là ông bà hay cha mẹ của cô dâu hoặc chú rể thì bắt buộc đám cưới sẽ phải hoãn lại. Người nhà hai bên sẽ cùng nhau bàn bạc để sắp xếp việc lo đám tang trước, đám cưới sẽ phải dời ngày lại. Sau khi đám tang được tổ chức hoàn tất, và hoàn thành để tang sau 7 x 7 = 49 ngày thì mới tiến hành xả tang và tổ chức đám cưới.

Nó khác biệt với cưới chạy tang thời xưa là phải tranh thủ cưới ngay, cưới sớm hoặc trì hoãn đám tang để tranh thủ tổ chức đám cưới trước khi làm đám tang cho người đã mất.

Trong trường hợp ông bà, bố mẹ của cô dâu hoặc chú rể ốm nặng đột ngột và có khả năng không thể kéo dài được đến ngày tổ chức đám cưới thì hai bên có thể thay đổi ngày cưới nếu đủ thời gian để có thể sắp xếp việc cưới xin để đảm bảo hai việc hiếu- hỷ không chồng chéo. 

Cưới chạy tang có ảnh hưởng gì đến hạnh phúc vợ chồng?

Chúng ta thường lo lắng khi lễ cưới và cử hành tang lễ gần như xảy ra trong khoảng thời gian quá ngắn có ảnh hưởng tới hôn nhân của cặp đôi. Tâm lý vội vã và thúc em lúc đó khiến các cặp đôi có đôi phần hoang mang vì riêng việc cưới cũng đã tạo ra không ít áp lực cho họ rồi.

Để đảm bảo cho cặp đôi không bị hoãn kế hoạch cưới trọng đại nên hai gia đình bắt buộc phải tổ chức cưới chạy tang là điều dễ hiểu, có thể thông cảm được. Hai người trong cuộc cũng nên hiểu cho hoàn cảnh gia đình của người kia và việc cưới chắc chắn sẽ diễn ra trong năm thì diễn ra sớm sẽ tốt hơn.

Thực tế thì không có gì ảnh hưởng cả, cuộc sống của cặp đôi vì họ có may mắn, viên mãn hay không là một phần nhờ sự cố gắng của cả 2 trong cuộc sống, một phần là phúc ấm tổ tiên để lại và phần nữa là cách sống của bạn đối với mọi người. Việc gia đình có tang sự vào ngày kết hôn là sự trùng hợp khá ít nhưng cũng không hiếm gặp.

Với việc cưới chạy tang, công việc phải chuẩn bị nhanh chóng, gấp rút trong thời gian ngắn. Nếu đã chuẩn bị hoàn toàn xong mọi thủ tục mà người thân mới mất thì công việc cưới vẫn diễn ra bình thường. Chỉ có trường hợp chuẩn bị cưới mà người thân mất, lúc đó mới dẫn tới xáo trộn cả hai bên gia đình.

Nếu nhà cô dâu và chú rể gần nhau thì công việc sẽ thuận tiện hơn vì người mất cũng không thể để quá lâu mà không phát tang, nếu hai gia đình ở xa cũng khá bất tiện về thời gian đi lại.

Lời kết

Trên đây chúng ta đã trình bày về đám cưới chạy tang và những nghi lễ và điều kiêng kỵ nên tránh. Hy vọng qua bài viết này giúp các bạn có cái nhìn đúng hơn về đám cưới chạy tang và đặc biệt đối với các bạn trẻ nếu có phải tổ chức đám cưới chạy tang càng cần hiểu rõ bản chất và không có ảnh hưởng đến hạnh phúc sau này. Trong thời đại mới mặc dù có nhiều những quan niệm được lược bỏ xong bên cạnh đó cũng còn nhiều quan niệm nên được lưu giữ để tránh những điều không tốt không may xảy đến. Vì hầu hết các quan niệm này thường là đúc kết của người xưa và nó thường kèm theo yếu tố tâm linh.